4 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất - thi công nội thất

24/08/2020
1250

Ra đời từ năm 1977, gỗ công nghiệp đã nhanh chóng đi sâu và chiếm lĩnh thị trường trong ngày sản xuất nội thất, với nhiều đặc tính nổi trội vượt bậc so với gỗ tự nhiên như: không bị công vênh, không mối mọt, giá thành rẻ hơn nhiều, kiểu dáng và mẫu mã đa dạng, nguồn nguyên liệu tạo lên gỗ công nghiệp cũng dồi dào. Chính vì lẽ đó mà gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và đi sâu vào đời sống của chúng ta, vậy gỗ công nghiệp gồm những loại nào, ưu điểm nhược điểm mỗi loại ra sao? hãy cùng Táo Đỏ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé ạ
 

Xem thêm:
3 điều cần lưu ý khi đi mua nội thất tại Hải Phòng

3 mẫu thiết kế - bố trí nội thất ĐÁNG để bạn tham khảo

1. Gỗ công nghiệp MFC

Đây là loại gỗ rất phổ biến tại thị trường Việt Nam, gỗ MFC được sản xuất từ các loại gỗ như keo, cao su, bạch đàn... hầu hết là các loại cây gỗ ngắn ngày, cho năng suất cao hoặc từ nhánh, cành các của loại gỗ thịt không được dùng đến. Tất cả sẽ được đưa qua máy say, nghiền thành các vụn dăm nhỏ, sau đó dùng keo và máy ép, ép thành các tấm gỗ MFC với kích thước và độ dày khác nhau, bên ngoài các tấm gỗ này sau đó sẽ được phủ 1 lớp Melamine hoặc Laminate tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau

Ưu điểm: giá thành rẻ, đa dạng chủng loại, không nứt xé cong vênh
Nhược điểm: Khả năng trống ẩm kém, nếu bị nước vào thì sẽ dễ bị bở, vì thế độ bền theo thời gian cũng kém

Đây là loại gỗ công nghiệp giá thành thấp nên được sử dụng khá phổ biến trên thị trường Việt Nam, được sử dụng trong các đồ nội thất như giường tủ, bàn phấn, bàn học, bàn nhân viên....

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC


2. Gỗ công nghiệp MDF

MFC về nguyên liệu thì cũng giống MDF, chỉ khác ở chỗ gỗ MFC thì các thân cây gỗ sẽ được say nghiền thành bột, sau đó trộn với keo đặc chủng, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, qua máy ép nhiệt tạo thành các tấm ván dày 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Gỗ MDF sau đó cũng được phủ bên ngoài 1 lớp Melamine hoặc Laminate để tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Bạn có thể dễ dàng phân biệt MFC và MDF bằng cách bửa ra và nhìn vào bên trong các tấm gỗ, đối với MFC thì bạn sẽ nhìn thấy rõ các dăm gỗ, còn với MDF thì bạn sẽ thấy các bột gỗ rất là mịn

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MDF

- Độ bền cao hơn gỗ MFC, khả năng trống nước cũng tốt hơn gỗ MFC rất là nhiều, độ bám sơn cũng tốt hơn do đó các đồ nội thất được làm từ MDF sẽ có độ đẹp hơn so với MFC. Hơn nữa MDF có thể sử dụng để tạo các kiểu dáng cong, sử dụng trong các kết cấu nội thất phức tạp hơn
Nhước điểm:
- Giá thành cao hơn gỗ MFC, khả năng trống nước tốt hơn MFC, mặc dù đã được sử dụng keo trống ẩm nhưng nếu sử dụng MDF trong môi trường ẩm ướt thường xuyên, thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của công trình

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF

3. Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF viết tắt bởi từ: High Density Fiberboard tức là sử dụng mật độ bột gỗ cao hơn MDF, bột gỗ chiếm 80-85%; còn lại là keo đặc chủng, chất kết dính và các phụ gia khác. Nguyên liệu bột gỗ được đưa vào luộc, sấy trong môi trường nhiệt độ cao, bột gỗ được xử lý hết nhựa và xấy cực khô trước khi đưa vào trộn với keo và các chất phụ gia, chất trống ẩm, sau đó qua máy ép nhiệt độ cao, tạo nên các tấm ván gỗ HDF. Cũng giống 2 thằng em ở trên là MFC và MDF, gỗ HDF cũng được phủ bên ngoài 1 lớp Melamine hoặc Laminate để tạo vân và nhiều kiểu dáng khác nhau.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF

- Độ bền và độ cứng cực cao, khả năng trống mối mọt, cong vênh tốt, do đó được sử dụng trong các đồ nội thất cao cấp hơn, làm vách ngăn, hay vách ốp tường...

Nhược điểm
- Dù gỗ HDF đã được xử lý trống ẩm, tuy nhiên khả năng trống ẩm vẫn chưa bằng gỗ tự nhiên, nên nếu sử dụng trong môi trường độ ẩm cao như trong phòng tắm, hay kệ bếp... thì độ bền của công trình vẫn không thực sự cao
- Gỗ HDF vẫn không thể sử dụng để trạm trổ giống gỗ tự nhiên được

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

4. Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ Plywood hay còn được gọi là ván ép. Đúng như tên gọi của nó, được tạo nên bởi gỗ tự nhiên, được lát thành các lát mỏng, sau đó sử dụng keo, ép ngang dọc trái triều để tạo độ cứng, tạo nên các tấm gỗ Plywood.


Ưu điểm của gỗ Plywood
- Đó là khả năng trống nước cực tốt, không mối mọt cong vênh như gỗ tự nhiên, do đó được sử dụng hầu hết trong các đồ nội thất cao cấp, hay sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao như tủ bếp, phòng tắm, phòng kho hay các vách ngăn, vách ốp tường, giường tủ quần áo...

Nhược điểm: 

- Gỗ Plywood nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn thì khi sử dụng trong môi trường ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng bị tách bị tách lớp, ảnh hưởng đến chất lượng công trình

Gỗ công nghiệp plywood

Gỗ công nghiệp Plywood

Trên đây là 4 loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi, phổ biến không chỉ thị trường Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, ngoài ra còn một số loại gỗ công nghiệp khác như: gỗ ghép thanh, ván gỗ nhựa cũng là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến

 

 

========================================

Táo Đỏ: Thiết kế - Thi Công - Nội Thất Nhập Khẩu

Địa Chỉ: 355 Trường Chinh, Kiến An, HP

Điện Thoại: 0766.294.666 - 0225 3545 333

Facebook: Nội Thất Táo Đỏ

Website: https://noithattaodo.com/